Đặc điểm và những ảnh hưởng của ngữ âm tiếng Mường đến văn hóa ứng xử của
người Mường ở Hòa Bình
Tóm
tắt
Người
Mường là một dân tộc sống ở vùng Tây Bắc Việt Nam, tập trung nhiều nhất là ở
các tỉnh nằm dọc sông Đà như Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ… Có chung nguồn
gốc với người Việt (nhóm Việt – Mường) từ thời xa xưa, ngày nay người Mường đã
tách hẳn khỏi nhóm này và phát triển mạnh, để lại nhiều thành tựu mà trong đó,
ngôn ngữ là một thành tựu nổi bật nhất. Trong khuôn khổ của Hội thảo khoa học
quốc gia về Ngôn ngữ và văn học vùng Tây Bắc, tham luận của tác giả sẽ trình
bày về những đặc điểm về mặt ngữ âm của tiếng Mường, ảnh hưởng của ngữ âm tiếng
Mường đến văn hóa ứng xử của người Mường ở tỉnh Hòa Bình. Tác giả mong muốn
thông qua tham luận này sẽ đóng góp một phần nhỏ trong hệ thống ngôn ngữ của
người Mường Sơn La nói riêng, Tây Bắc nói chung; giáo dục thế hệ trẻ Sơn La có
ý thức hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ bản địa của mình, góp công sức của mình
trong việc xây dựng quê giàu đẹp, phù hợp với sự phát triển của đất nước hiện
nay.
Đặt vấn đề
Người
Mường là một dân tộc sống ở vùng Tây Bắc Việt Nam, tập trung nhiều nhất là ở
các tỉnh nằm dọc sông Đà như Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ… Có chung nguồn
gốc với người Việt (nhóm Việt – Mường) từ thời xa xưa, ngày nay người Mường đã
tách hẳn khỏi nhóm này và phát triển mạnh, để lại nhiều thành tựu mà trong đó,
ngôn ngữ là một thành tựu nổi bật nhất. Trong khuôn khổ của Hội thảo khoa học
quốc gia về Ngôn ngữ và văn học vùng Tây Bắc, tham luận của tác giả sẽ trình
bày về những đặc điểm về mặt ngữ âm của tiếng Mường, ảnh hưởng của ngữ âm tiếng
Mường đến văn hóa ứng xử của người Mường ở tỉnh Hòa Bình. Tác giả mong muốn thông
qua tham luận này sẽ đóng góp một phần nhỏ trong hệ thống ngôn ngữ của người Mường
Sơn La nói riêng, Tây Bắc nói chung; giáo dục thế hệ trẻ Sơn La có ý thức hơn
trong việc sử dụng ngôn ngữ bản địa của mình, góp công sức của mình trong việc
xây dựng quê giàu đẹp, phù hợp với sự phát triển của đất nước hiện nay.
1.
Sơ lược
về nguồn gốc và những đặc điểm của ngữ âm tiếng Mường
Người
Mường (chữ Nôm: 𤞽 hoặc 𡙧) là một
dân tộc thiểu số ở Tây Bắc Việt Nam ,
đông dân thứ nhì sau người Kinh (Việt) với khoảng 1.268.963 người (số liệu năm 2009). Tên “Mường” hiện
đã trở thành tên gọi phổ biển của dân tộc này, song cũng chưa thỏa đáng. Theo
nguyên tắc của dân tộc học, tên gọi dân tộc sẽ là tên tự xưng của dân tộc đó.
Tuy nhiên trong thực tế, người Mường chẳng bao giờ gọi là “Mường” mà họ tự gọi
mình là Mol, Mon, Mwon…, và người Việt phiên âm thành “Mọi”. Trong các tài liệu
ở thế kỷ XVII – XVIII, người Việt thường dùng từ “Mọi” (sau này Pháp cũng thế)
để chỉ các dân tộc thiểu số phía Bắc.
Về
mặt ngôn ngữ, người Mường đã có một hệ thống ngôn ngữ từ lâu đời và lâu nay,
người ta cũng chưa có điều kiện nghiên cứu sâu và cặn kẽ. Vào thời Pháp thuộc
cho tới hiện đại, nhiều học giả ngôn ngữ Pháp như Maspero, Ferlus, Barker,
Haudricourt, Sokoluvskaya, Thompson…đến Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Văn Tài ở Việt
Nam đã làm các cuộc khảo sát thực tế người Mường ở Hòa Bình, Thanh Hóa (nhiều
nhất là Hòa Bình) và cho ra các tác phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn cao.
Trong quá trình nghiên cứu, họ phát hiện ra nhiều vấn đề, nhất là vấn đề nguồn
gốc tiếng Mường – làm nảy sinh các cuộc tranh luận giữa họ trong suốt thời gian
dài. Chung quy lại, có 3 giả thuyết: giả thuyết thứ nhất của Maspero và
Haudricourt cho rằng tiếng Mường – Việt là đồng nhất – chung nguồn gốc là Việt
– Mường, tiếng Mường là một dạng của tiếng Việt cổ và nó có lưu lại nhiều nét của
tiếng Việt cổ. Vì thế người ta gọi chung là tiếng Việt – Mường. Riêng Cuisinier
trong tác phẩm của mình cũng nói là người Việt – Mường có chung nguồn gốc (về
văn hóa vật chất – tinh thần) Giả thuyết thứ hai của Marneffe và Bezarcier cho
rằng Việt Mường là hai bộ lạc có chung yếu tố nhân chủng là Tiền Việt, về sau mới
tách thành 2 bộ lạc (dân tộc) riêng biệt.
Giả thuyết thứ ba của các nhà sử học Việt Nam như Đào Duy Anh, Trần Quốc
Vượng, Nguyễn Đổng Chi…. đưa ra, người Việt và người Mường và người Việt vốn từ
xưa là thuộc về 1 tổ tiên trực tiếp chung gọi là người Lạc Việt; trong khi người
Tày, người Thái khi xưa chung một tổ tiên là người Tây Âu. Họ (người Việt – Mường)
vốn cư trú lâu đời trên vùng núi và vẫn giữ văn hóa bản địa đặc sắc, không chịu
ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa từ trên xuống và văn hóa Ấn Độ từ dưới lên.
Theo
nhiều tài liệu ghi nhận, tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường và biểu
hiện cụ thể là nó sẽ giống nhau (gần như đồng nhất) về cấu trúc, âm vị lẫn các
thanh âm. Xem bảng sau:
Tiếng Mường cổ
|
Tiếng Việt cổ
|
Mặt klơi
Mặt klăng
Mệ
Cái nhà
Cái Klôộc
Con ca
Con clu (con trâu)
Hệ đếm
Mo ếch, hai, pa, pốn, đăm, kháu….
|
Mặt blời
Mặt blăng
Cái, Mẹ (Con dại, cái mang)
Cái nhà
Cái trôốc (ăn trên ngồi trốc)
Con ca (con gà)
Con tlâu (con trâu)
Hệ đếm:
Một, hai, ba, bốn, năm, sáu…
|
Tiếng Mường hiện đại
|
Tiếng Việt hiện đại
|
Mặt klơi; Klơi tha (mặt trời mọc)
Mặt klăng
Máng
Cái trôốc
Con tru
Ca cáy (gà gáy)
Hệ đếm
Mo ếch, hai, pa, pốn,
đăm, kháu….
|
Mặt blời
Mặt blăng
Cái, Mẹ (Con dại, cái mang)
Cái đầu
Con trâu
Gà gáy
Hệ đếm:
Một, hai, ba, bốn,
năm, sáu…
|
Qua
việc khảo sát, đối chiếu tiếng Mường ở nhiều địa phương khác nhau, chúng tôi thấy
người Mường ở Hòa Bình, Thanh Hóa là tộc người Mường còn giữ nhiều yếu tố thuần
Mường nhất. Từ ý kiến đó, chúng tôi nêu ra đặc điểm của ngữ âm Mường Hòa Bình
như sau:
Thứ nhất, ngữ âm
Mường Hòa Bình là loại ngữ âm mang đậm tính thuần Mường, nghĩa là nó mang đậm
tính bản địa đặc sắc mà ít có một ngôn ngữ nào khác đạt được. Theo phân loại của
Nguyễn Văn Tài (trước đó là Maspero) thì ngữ âm của người Mường Hòa Bình thuộc
phương ngôn trung[1].
Đây là loại phương ngôn phân bố chủ yếu ở Hà Sơn Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam Ninh
và Ba Vì (ngoại thành Hà Nội); đặc điểm chính là có 1 (không quá 2) cặp phụ âm
và tỉ lệ từ thuần Mường cao nhất,
mang đậm tính bản địa cao nhất của người Mường Hòa Bình mà không có sự pha tạp
ngôn ngữ như tiếng Việt, Tày, Nùng…. Cụ thể về vốn từ vựng, để giữ gìn vốn từ của
dân tộc thì người Mường dùng và giao tiếp, ứng xử bằng tiếng Mường. Để chỉ một
hiện tượng tự nhiên, người Mường Hòa Bình dùng từ duy nhất: lơi tha (đúng ra phải đọc là Klơi tha) để
chỉ hiện tượng mặt trời mọc. Còn người Việt (Kinh) chịu ảnh hưởng nhiều bên
ngoài nên vốn từ của họ bị pha tạp, dẫn tới ngôn ngữ của người Việt rất phong
phú, đa dạng. Để chỉ hiện tượng mặt trời mọc, họ không chỉ dùng những từ thuần
Việt cố định như tang tảng sáng, tảng sáng mà họ còn pha thêm từ gốc Hán
vào để phù hợp với ngữ cảnh khác nhau: bình minh, rạng đông, vừng hồng… tức là
có yếu tố gốc Hán trong đó.
Thứ hai, về âm
tiết (đơn vị cơ bản của từ) thì người Mường tuân theo cấu trúc chặt chẽ là: âm
đầu + âm gốc + âm cuối và thanh điệu. Vị trí của các loại âm được xác định rõ
ràng và mạch lạc, không lầm lẫn vào đâu được. Một nhà ngôn ngữ học Nga là
Xolnsev nói vui rằng, trong ngôn ngữ đơn lập của tiếng Mường thì ông ví các âm
vị trong âm tiết như những vị khách đi tàu với 1 cái vé, trong đó đã quy định
phải ngồi vào tàu nào, toa nào. Nhưng với người Mường thì họ có xu hướng nói “bớt”
âm, tức là họ lượt bỏ đi âm đầu và âm cuối mà Nguyễn Văn Tài gọi là “không phân
xuất thêm âm tắc thanh hầu” (làm âm đầu trong các âm tiết như un3
(em), an3 (được)… và âm cuối zê-rô (trong âm tiết: ti1
(đi), le3 (lấy), no3 (nấu)…). Về âm đầu, sở dĩ có sự giản
lược như thế là do hiện tượng “khép khe thanh” (phát âm làm chệch đi so với âm
ban đầu), điều đó dẫn tới người Mường phát âm chệch đi, khác nhiều so với âm tiết
mà tổ tiên họ đặt ra từ trước. Có lẽ, do ảnh hưởng của việc “khép khe thanh” từ
việc cùng chung là tổ tiên thời xa xưa mà người Việt cũng có hiện tượng này, rõ
rệt nhất ở miền Nam .
Trong một bài viết gần đây về một nhân vật lịch sử ở miền Nam, chúng tôi có nhắc
đến hiện tượng này (khép khe thanh) mà PGS Trần Hồng Liên gọi là “phát âm gần
giống”; ví dụ chữ “Dun” (khô héo) đọc thành chữ “Dung” (nội dung).
Về
hệ thống âm tiết, chúng tôi nói về các âm và đặc điểm sơ lược của nó. Về âm đầu
trong tiếng Mường, chúng tôi thấy có 2 loại âm là “âm xa lạ” (khác Việt) và âm
gần tiếng Việt và điều đó đã khiến nhiều người có sự nhầm lẫn khi họ nói tiếng
Mường. Nguyễn Văn Tài thông qua khảo sát đã nhận thấy, sở dĩ có sự khác nhau
này là do cách đọc của người Mường. Ông nhận thấy người Mường có hiện tượng “bật
hơi nhẹ” khi đọc phụ âm /k’/; và kiểu “tái tạo xác mặt lưỡi” khi đọc phụ âm
/t’/. Về âm gốc, người Mường đọc nguyên âm theo kiểu nhấn trọng âm – gần giống
tiếng Việt. Với âm cuối, người Mường phát âm theo kiểu khép âm chặt (bộ máy
phát âm đóng lại, có phụ âm tắc) và ngược lại; khả năng kết hợp của âm cuối với
âm khác trong từ tùy thuộc vào vị trí âm vị và cấu âm. Trong thanh điệu Mường
Hòa Bình, chúng tôi xem xét dựa trên âm vực cao – thấp, gãy – không gãy của âm
điệu và gãy kiểu nào: kiểu đi lên, hay kiểu đi xuống. Theo GS Phạm Đức Dương,
tiếng Mường có 5 thanh điệu (riêng tiếng của người Mường Bi – Hòa Bình là thể
hiện đầy đủ nhất) và không có thanh ngã. Cái khác cơ bản đó là sự lẫn lộn giữa
thanh ngang và thanh huyền; thanh ngang Việt tương ứng thanh huyền Mường và ngược
lại. Ví dụ: trời = tlơi; cá = ca.
Hệ
thống phụ âm của người Mường Hòa Bình khá đa dạng và phọng phú. Theo Hoàng Văn
Ma và Phạm Đức Dương thì chính hệ thống phụ âm cuối rất đa dạng đã khiến tiếng
Mường ngày càng phong phú hơn, mà tiếng Việt không có nữ. Đó là các phụ âm cuối
–nh và –ch. Ví dụ: mònh = muốn; rồnh = rốn; mộch = một…. Hoàng Văn Ma trong tài
liệu chuyên khảo thì cho biết cụ thể: ngoài những âm cuối tạo thành những cặp
tương đồng liên đồng vị, tiếng Mường (cũng như các thứ tiếng khác) còn có các
phụ âm cuối như âm lỏng /l/, âm rung / r / và âm xát họng / h /. Ngoài ra, GS
Phạm Đức Dương trong quá trình so sánh tiếng Việt – Mường về mặt ngữ âm cho rằng,
một điểm khác của tiếng Mường mà tiếng Việt không có đó là, tiếng Mường còn bảo
lưu các phụ âm tl, hr (tlu = con trâu; tlai tlăm = trái tim) và ông cùng thấy
hiện tượng này trong tiếng Quảng Bình (tlơn tlu tlắng tlẻo = trơn tru trắng trẻo).
Thứ ba, giống
như tiếng Việt, ngữ âm tiếng Mường có đơn âm tiết và đa âm tiết. Lúc đầu do ít
tiếp xúc bên ngoài nên người Mường Hòa Bình dùng từ đơn âm, như các từ /tlù/
(trâu) hay từ /un4/ (em). Chúng ta xem các tên đất, tên mường và tên
người sẽ thấy rõ điều này. Ví dụ, tên mường: Mường Bi, mường Vang, mường Thàng…
tên xóm: xóm Sào, Bưởi, Bo, Báy….. Người Việt cũng đặt tên làng y như Mường:
làng Cót, làng Mọc, làng Láng…. Hiện tượng đa âm tiết cũng xuất hiện trong ngữ
âm Mường Hòa Bình. Do xu hướng phát triển của cấu tạo từ, mà ngày nay chúng ta
có thể tạm gọi tiếng Mường đang trên đường đa âm tiết hóa; mà hậu quả của việc
này đó là sự cố gán ghép các từ căn – đơn âm tiết thành từ ghép đa âm tiết, hay
nói ngắn gọn là từ ghép. Trong ngôn
ngữ Mường, từ ghép xuất hiện khá nhiều nhưng người Mường lại ít khi sử dụng loại
từ này. Về nguyên do, có thể người Mường rất “nhạy cảm” với các cảnh huống khác
nhau khi muốn mở rộng nội hàm từ; từ ghép thì không có nghĩa. Về sau, do giao
lưu với người Việt nên từ ghép đã xuất hiện, nhưng số lượng không nhiều. Ví dụ
với từ đơn, người Mường sẽ tùy vào từng trường hợp mà có cách dùng phù hợp, thường
là dùng từ đơn ghép với một từ khác để tạo thành từ mới (giống cách tái tạo từ
ghép của người Việt). Nếu dùng từ đi kèm với từ đơn, người Mường sẽ dùng từ có
vai trò là bổ ngữ để chỉ sự vật thôi;
ví dụ với từ đơn là “đau” thì họ dùng các từ chỉ sự vật để bổ nghĩa cho từ đơn
như: đau tay, đau đầu, đau chân…..;
chứ không dùng từ đơn Mường để ghép với các từ chỉ trạng thái của sự vật như: đau khổ, đau thương, đau lòng, đau đáu…
Người Mường có từ láy đôi (từ láy dùng 2 tiếng) – dùng rất phổ biến trong tiếng
Mường mà cố GS Hoàng Văn Hành đã đề cập trong bài viết năm 1998[2].
Thứ tư, về ngữ
pháp thì ngữ âm Mường tuân theo trật từ từ cố định (chủ - vị - bổ ngữ) như tiếng
Việt, tiếng Anh và không được thay đổi. Nếu có sự thay đổi về vị trí thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi hoặc khác
nghĩa hoàn toàn hoặc trở nên vô nghĩa. Hư
từ là loại từ bắt buộc có trong hệ thống ngữ pháp tiếng Mường, có nguồn gốc
từ những từ thực chuyển thành và có 2 dạng: dạng đầu tiên bắt nguồn từ động từ,
nhóm còn lại là bắt nguồn từ danh từ, tính từ. Hoạt động của từ hư có nhiều loại,
nhưng chủ yếu là loại hướng về ngữ pháp mà thôi (không thể độc lập tạo nên câu).
Có một số từ hư vốn có ý nghĩa từ vựng, có thể độc lập tạo nên thành phần câu,
nhưng trong cấu trúc nhất định thì lại có ý nghĩa ngữ pháp và hoạt động như từ
hư. Một điểm khá đặc biệt, gần giống tiếng Việt đó là trạng ngữ trong ngữ âm Mường
là tự do, không có vị trí cố định nào. Chúng ta cũng còn nhớ lại, ở THCS và
THPT thì trạng ngữ trong ngữ âm Việt luôn đứng đầu câu, trước chủ ngữ; trong
vài trường hợp đặc biệt thì có thể nó ở giữa câu, hoặc cuối câu (tỷ lệ không
nhiều). Trạng ngữ của tiếng Mường còn hơn như thế, khi nó đứng tự do ở bất cứ vị
trí nào của câu, kết nối vào câu tạo thành câu có ý nghĩa. So sánh như vậy,
chúng ta thấy phần nào sự giống và khác nhau giữa tiếng Mường với tiếng Việt,
tiếng nói của các dân tộc thiểu số khác cũng về mặt ngữ pháp. Trong luận án tiến
sĩ, Nguyễn Thị Huệ nhận định rằng về cầu trúc và ngữ pháp, tiếng Khmer không
khác tiếng Việt là mấy – giống nhau về cấu trúc, ngữ pháp; song ở tiếng Mường
thì người ta có cảm giác là không có sự hiện diện của danh từ, tính từ như tiếng
Việt, Khmer; càng không thấy sự hiện diện của số từ như Khmer, tiếng Chăm (số từ có thể có hoặc không). Thiếu sót
này của tiếng Mường là điều dễ hiểu, vì tiếng Mường ra đời muộn – khoảng cuối
thế kỷ XIX đấu thế kỷ XX, khi những người Pháp đầu tiên như Maspero,
Haudricourt đến khảo sát Hòa Bình. Nó ra đời muộn, và hình thức đầu tiên sẽ là
nói – sau mới tới viết. Và bảng chữ cái tiếng Mường cũng hình thành muộn, muộn
hơn nhiều so với tiếng Tày – Thái, Dao… vốn ra đời từ lâu, có hệ thống ngữ âm ổn
định và ngữ pháp rất tốt. Một thiếu sót nữa là nhiều người nghiên cứu không biết
người Mường viết chữ theo hướng nào ? Trái – phải hay Phải – trái ? Đó là vấn đề
cần được làm sáng tỏ trong buổi Hội thảo này.
2.
Ảnh hưởng
của ngữ âm tiếng Mường đến văn hóa ứng xử của người Mường Hòa Bình
Nói về
ảnh hưởng của ngữ âm tiếng Mường tới văn hóa ứng xử của người Mường Hòa Bình,
người viết sẽ đề cập đến văn hóa ứng xử (có chỗ nói là văn hóa giao tiếp) của người Mường có sự hiện diện rõ ràng của ngữ
âm tiếng Mường ở tỉnh Hòa Bình. Theo ý kiến của tác giả, ngữ âm Mường có ảnh hưởng
sâu sắc đến văn hóa ứng xử thể hiện ở những vấn đề sau:
Một là vấn
đề giao tiếp (gọi là nói chuyện). Do vốn ngôn từ khá phong phú nên người Mường
Hòa Bình giao tiếp rất từ tốn và nhẹ nhàng với nhau, thể hiện qua lời chào hỏi
– chuẩn mực của người Mường khi họ bắt đầu cuộc nói chuyện. Theo phong tục, khi
gặp nhau thì mỗi người Mường đều phải chào hỏi. Điều đó thể hiện rõ cái lý: “Đối mặt thì phải mở
miệng” không thể làm người câm. Khi ở trong rừng, đối mặt với những nguy hiểm
có thể xảy ra thì họ cũng chào. Họ chào và cầu khấn trời đất mong mình khỏe
mạnh, bình an. Khi họ về nhà, người Mường được người thân trong nhà chào trước
rồi mình mới chào lại. Ví dụ, khi gia đình người Mường có người thân về nhà,
những người trong nhà sẽ chào đón trước với lời chào thân thương: “Con đã về đấy con?”, “Chú thả bừa về rồi à?”; người chào lại:
“Chào, bố, mẹ, chú, bác, cô, dì...) đã về ạ! Với người xung quanh, người Mường chào
xã giao, kèm thăm hỏi với ý thân mật và họ dùng lời nói khi chào rất hợp tình,
hợp cảnh. Có 2 kiểu chào với người xung quanh: chào với người lớn tuổi và chào
với người nhỏ tuổi. Chào với người lớn tuổi thì chào với giọng điệu thân mật,
từ tốn nhưng không kém phần oai nghiêm của người cao (lớn) với người thấp[3]. Còn chào theo kiểu thứ
hai như thế nào, không thấy tài liệu ghi chép lại. Khi làng Mường hay ở ngôi
nhà của gia đình người Mường nào có sự kiện quan trọng, mọi người xung quanh
được tới chào hỏi thân chủ với lời nói xã giao, vồn vã, thịnh tình rằng: “Gia chủ tôi kính mời ông, bà, chú, bác, các
anh, các chị, các quý vị khách gần, khách xa, đã mở lòng đến cửa, đến nhà - xin
hãy vào nâng chén rượu nhạt với gia chủ chúng tôi. Một chén rượu ấm hơi rồi ăn
cơm nắm, cơm muối cho rộng đường đi, lối lại. Dạ dạ kính chào! Kính mời!...”.
Khi bắt đầu nói chuyện, người Mường nói chuyện nhẹ nhàng, từ tốn
mà không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Trong gia đình, mọi người
đối xử và sử dụng ngôn ngữ giao tiếp rất bình đẳng. Khi gia đình Mường nào mới
cưới dâu về, người con dâu được bà mẹ chồng đối xử, ứng xử rất đặc biệt vì
người này chính là người sẽ nuôi mình khi tuổi già. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu bước
chân về nhà chồng, để thể hiện sự quan tâm, yêu thương con dâu, mẹ chồng cùng
gia đình dặn dò con dâu từ lời ăn tiếng nói, từ cách đi đứng cư xử với gia đình
hàng xóm. Với người xung quanh thì họ tiếp đón niềm nở, chào hỏi và nói chuyện
rất thân mật. Bàn luận về một vấn đề gì, họ thường
nói rất cụ thể, rõ ràng chứ không có nói chung chung – đại loại như các dân tộc
khác. Do tư duy trừu tượng chưa phát triển và các từ nhằm biểu đạt các định
nghĩa, khái niệm chưa có nên trong khi nói chuyện, người Mường không có lối nói
ẩn dụ, xa xôi mà thường nói cụ thể. Nhưng cái cụ thể trong tiếng Mường lại là
cái cụ thể tương đối.
Ví dụ: Khi hỏi từ nhà mình
ra đấy bao xa ? Người được hỏi sẽ trả lời rằng: Không xa đâu. Vài quăng dao thôi.
Vài quăng dao là bao nhiêu, người ta không xác định được. Chúng ta
nhớ lại thời kỳ chế độ lang đạo Mường, người Mường xưa khi chia đất thì họ sẽ
ném con dao ra xa. Dao rơi tới đâu, phần đất được chia đến đó. Tục quăng dao
chia đất cũng tồn tại trong người Việt, nhưng ít. Cư dân Việt truyền khẩu với
nhau truyền thuyết “thác đao điền” đầu thời Lý, gắn liền với nhân vật Lê Phụng
Hiểu. Ông sinh ở Thanh Hóa, nổi tiếng với sức khỏe phi thường. Ra làm quan, ông
có công lớn trong việc dẹp loạn Tam vương (1028) và đánh Chiêm Thành. Dẹp xong
nước Chiêm, vua muốn thưởng cho ông nhưng ông trở về quê, xin vua đứng trên núi Băng Sơn ném đao, đao đi xa
đến đâu lấy làm đất biệt nghiệp đến đấy. Sử kể lại rằng đao đi xa đến hơn mười
dặm. Từ đó, người vùng Thanh Hóa gọi ruộng thưởng công là “ruộng thác đao”. Như
vậy trong khi giao tiếp, người Mường chỉ nói cái cụ thể để chỉ cái cụ thể, mặc
dù cái cụ thể đó mang tính tương đối.
Hiện
nay, do xu thế đổi mới đất nước nên cách giao tiếp của người Mường thay đổi rõ
rệt. Theo chủ trương của Nhà nước, nhiều gia đình Mường Hòa Bình đã học luôn tiếng
Việt song song với tiếng mẹ đẻ, coi như ngôn ngữ thứ hai trong giao tiếp. Theo
Nguyễn Văn Tài (1982) thì có khoảng 90% người Mường giao tiếp bằng tiếng Việt.
Một số cuộc khảo sát không lâu của nhà ngôn ngữ học Nguyễn Văn Khang, Phạm Tất
Thắng đã chứng minh chuẩn xác nhận định của Nguyễn Văn Tài. Theo 2 ông, năng lực
sử dụng tiếng Việt giữa người Mường (nam – nữ) là không gì khác biệt. Khảo sát
266 người Mường ở Mường Còi (128 nữ, 138 nam), Phạm Tất Thắng cho ra con số thống
kê: 98,4% nữ; 97,1% nam người Mường biết tiếng Việt. Lý giải việc này, Phạm Tất
Thắng cho rằng chính hoạt động ở chợ là nguồn gốc cho việc người Mường biết và
giao tiếp tiếng Việt sõi hơn. Ở các trường học, Nguyễn Văn Khang cũng khảo sát
số lượng học sinh nói tiếng Mường và ông cho ra kết quả: ở cấp mẫu giáo thì số
trẻ biết tiếng Việt rất ít, tiếng Mường nhiều (95%) nhưng đến cấp 1 và các cấp
học sau, số học sinh biết tiếng Việt tăng mạnh, từ 80 – 95%. Số lượng thầy cô
giáo dạy ở người Mường khác biệt theo tỉ lệ ¼ - 1/9 (cứ một giao viên Mường thì
có 3 – 19 giáo viên Kinh (Việt), điều đó chứng tỏ tiếng Việt dần “lấn át” tiếng
Mường để trở thành công cụ giao tiếp chính. Tuy nhiên để có thể dạy tiếng Mường,
nhiều giáo viên Việt phải tự học – tự giao tiếp và tìm hiểu văn hóa Mường, khi
đó họ sẽ hiểu rõ người Mường và có cách dạy tốt hơn.
Hai là
cách xưng hô. Người Mường xưa sống trong chế độ lang đạo với tính đẳng cấp khắc
nghiệt và nặng nề. Thời lang đạo, người bình dân Mường đều gọi người cai quản đất
đai Mường là lang (hay jân – từ dùng của GS Từ Chi). Trong mường,
xóm thì quan lang cai trị thường là người thuộc các dòng họ như Đinh Công, Bạch
Công…., đóng thủ phủ ở Chiềng (nhà
chung của mường). Dưới mường (đơn vị
hành chính cao nhất) là xóm, đứng đầu là các tạo hay còn gọi là Lang Tạo
(Lang Đạo), nói rõ là Tao Tuúp (Đạo Đúp, tức Lang Đạo xóm Đúp). Khác với người
Thái, xóm của người Mường chỉ có người Mường, không có các dân tộc khác. Bình
dân Mường thì bị gọi là Âu Eng (người
được nhiều ruộng) và Âu Ún (nhận ít
ruộng, tay sai của Lang và Âu Eng) có ít nhiều quyền lợi, song phải lao dịch,
cống nộp cho lang mường. Tài liệu khác của Bùi Xuân Đính lại ghi bình dân Mường
là « nhà nóc ». Tầng lớp dưới đáy xã hội Mường là Tứa Roong (hay Nóc Trọi), không ruộng
đất và làm không công cho bọn quan lang, lang đạo; bị áp bức nặng nề. Cách xưng
hô thời đó rất khắc nghiệt : người cấp dưới (cấp thấp) khi gặp quan lang,
lang đạo đều phải chào, cúi người sát đất và làm những việc mà quan lang, lang
đạo sai bảo. Mặc dù bị cảnh chèn ép, đối xử khinh miệt như thế ; nhưng vì
lối sống phóng khoáng nên có lúc người bình dân chơi lại, « nện » cho
bọn quan lang đòn đau để chúng bớt hách dịch, nhũng nhiễu. Trong kho tàng văn
học dân gian Mường, có những câu chuyện do người dân Mường đặt ra để chế giễu
bọn quan lang tham lam, như chuyện chàng Cuội và Ót È. Bằng trí thông minh sắc
sảo (qua các câu chuyện truyền miệng dân gian), các nhân vật này đã thay mặt
người dân Mường tố cáo bọn quan lang tàn bạo, tham lam[4].
Sau khi giành độc lập, người
Mường sống bình đẳng nên cách xưng hô có phần bình đẳng hơn trước. Người lớn –
trẻ con xưng hô tuy theo vị trí cao – thấp nhưng vẫn bình đẳng ; giọng
điệu tình cảm và không có gay gắt như thời lang đạo. Theo nhiều tài liệu ghi
nhận, người Mẹ trong gia đình được gọi là Mế
và được con cái xưng hô là con – Mế thể hiện sự kính trọng bậc bề trên của
người dưới. Họ cũng tự gọi – tự xưng là người Mường, là dân tộc thiểu số trong
đại các dân tộc Việt Nam, thay vì tên « Mọi » như trước kia bọn thực
dân, lang đạo rêu rao.
Ba là lời hát. Thực vậy, hát là một trong những
phương tiện chính của tiếng Mường. Người ta dùng tiếng Mường không đơn thuần
chỉ giao tiếp, mà còn để hát hò, ca nhạc giải khuây sau những ngày làm việc mệt
nhọc. Trong tư liệu văn hóa dân gian của người Mường Hòa Bình (cũng như người
Mường Thanh Hóa), tư liệu về ca múa nhạc có vị trí quan trọng. Từ bé đến khi
trưởng thành, người Mường không ai có thể quên được nghệ thuật hát xường của họ. Hát xường không biết
ra đời khi nào, nhưng in đậm trong tâm trí của người Mường từ xa xưa. Khi làm
việc xong, để giải trí thì trai gái người Mường hát :
“Đêm
nay anh lắng em xường
Nghe
chưa liền anh đường cố chấp
Em
xường chưa liền khúc anh chớ có cười
Hát
cho vui áng hát cho rạng đêm”.
Tiếng hát cứ thế lửng lơ từ
làng này sang làng khác, từ mái nhà này sang mái nhà khác và hát suốt đêm cho
tới sáng thì thôi. Giữa ánh đuốc, trai gái Mường vừa hát vừa tự do tìm hiểu
nhau ; người già trong làng cùng với khách thập phương thì đánh giá độ
tinh của tay xường. Khi tìm hiểu nhau và cũng muốn tới hôn nhân, người con trai sẽ nói
với bạn gái của mình rằng “hlo hao rla”, nghĩa là: anh thích em, anh muốn em và
nếu như người con gái đồng ý họ sẽ nên đôi lứa, vợ chồng.
Ngoài hát xường, người
Mường còn có thể loại dân ca khác như : Hát xắc bùa thường xuất
hiện vào dịp tết, lễ hội, cưới xin, các cuộc vui... với lời hát chủ yếu là chúc
mừng, ca ngợi. Hát thường rang là thể
loại dân ca được ca diễn xướng trong các dịp vui như mừng nhà mới, được mùa, cưới
xin, lễ, tết. Hát thường rang khi ca ngợi công việc làm ăn, cách ứng xử giao tiếp,
răn dạy con cái, dặn người yêu, người thân. Hát
bộ mẹng là cách hát đối đáp bộc phát trong tiệc rượu cần, trong hội hè, bên
bếp lửa nhà sàn, cây đa, bến nước... Còn hát
ví đúm (hay còn gọi là hát đúm) là hình thức hát giao duyên trao đổi tâm
tư, tình cảm, chủ yếu dành cho những chàng trai, cô gái Mường bởi đó là giai điệu
của tình yêu, thường diễn ra vào ngày hội xuân. Tóm lại, từ những luận cứ trên
cho thấy, ngữ âm Mường ảnh hưởng sâu sắc đến ứng xử xung quanh và đặc biệt là
ca hát. Người Mường khi ca hát thì họ vận dụng vốn ngôn từ Mường bản địa để
hát, tùy theo tâm trạng và ngữ cảnh mà hát cho phù hợp. Lời hát của họ lúc cao,
bổng; lúc trầm và thấp thể hiện sâu sắc tâm trạng của họ; diễn đạt các ý muốn của bản thân ngắn gọn, cô đọng và chân thành.
Trong phát ngôn, họ không bao giờ quên đi vai vế trong gia đình, dòng tộc của
mình. Dường như sử dụng ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc mình để cùng trao đổi, cùng
bàn luận, người Mường cảm nhận được sự gần gũi, gắn bó chặt chẽ hơn.
Kết
luận
Tóm lại qua bài tham luận này,
tác giả khái quát được nguồn gốc, đặc điểm cũng như ảnh hưởng của ngữ âm tiếng
Mường đến văn hóa ứng xử của người Mường Hòa Bình. Điều đó cho thấy, tiếng Mường
mặt dù sinh sau đẻ muộn, nhưng vẫn phát triển và hiện đã trở thành ngôn ngữ
chính thống của người Mường. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên tiếng Mường
có xu hướng mai một đi, mất dần. Biện pháp nào được đưa ra để bảo tồn ngôn ngữ
này ? Theo tác giả thì có nhiều cách: điều tra việc sử dụng ngôn ngữ thông qua
khảo sát, phỏng vấn về mức độ biết tiếng Mường của họ; dạy học bằng tiếng Mường
truyền thống và hơn nữa, Nguyễn Văn Tài có đề cập là người ta sẽ lập ra bảng
phiên âm tiếng Mường chứ không phải chữ viết, giúp người Mường học tập tốt hơn,
góp phần bảo tồn và phát triển tiếng Mường thật mạnh mẽ, đa dạng.
Tài liệu tham khảo:
1.
Đảng bộ Hòa Bình (2011), Phong phú kho tàng văn học,
nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa Bình, báo điện tử Hòa Bình.
2.
Bùi Xuân Đính (2012), Các tộc người Việt Nam – giáo trình cho
SV ngành Việt Nam học, Nxb Thời đại, Hà Nội.
3.
Nguyễn Hải (2011), Tản mạn văn hóa Mường Hòa Bình, Nxb
Thông tin truyền thông, Hà Nội.
4.
Mai Hoa (2012), “Làm
gì để giữ gìn và phát huy tiếng nói dân tộc Mường ?”, bảo điện tử Hòa Bình.
5.
Nguyễn Hồng (2013), Nét đẹp dân ca Mường Vang, báo điện tử Hòa Bình.
6.
Nhiều tác giả (2002), Cảnh huống và
chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam ,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
7.
Hoàng Văn Ma
(2002), Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam : Một
số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
8.
Nguyễn Văn Tài (1982),
Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn,
luận án phó tiến sĩ, Viện ngôn ngữ học, Hà Nội.
9.
Nguyễn Khắc Thuần, Việt sử giai thoại, NXB Giáo dục Hà Nội.
10. Trần Từ (1996), Người
Mường ở Hòa Bình, Hội khoa học lịch sử Việt Nam Hà Nội.
11. Trần Quốc Vượng (2013), “Một vài nhận xét về mối
quan hệ Mường Việt và quá trình phân hóa giữa tộc Mường và tộc Việt”, tư liệu nội
bộ khoa Sử - DH KHXHNV, DHQG Hà Nội.
[1] Trong luận án phó tiến
sĩ về vấn đề tiếng Mường Hòa Bình, Nguyễn Văn Tài đã phân chia ngôn ngữ Mường
thành 3 nhóm phương ngôn:
+ Phương
ngôn Bắc: chủ yếu là thổ ngữ ở Phù Yên, Sơn La và Hoàng Liên Sơn; đặc điểm
chính là có sự phong phú của cặp phụ âm và ảnh hưởng của tiếng Thái.
+ Phương
ngôn Trung: chủ yếu là thổ ngữ ở Hà Sơn Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam Ninh và Ba Vì
(ngoại thành Hà Nội); đặc điểm chính là có 1 (không quá 2) cặp phụ âm và tỉ lệ
từ thuần Mường cao nhất.
+ Phương
ngôn Nam :
xuất hiện ở vùng Nghệ - Tĩnh, Thừa Thiên Huế. Đặc trưng là sự mất đi các cặp phụ
âm và tính đa dạng trong sự dung hợp với tiếng Khmer, tiếng Chứt, tiếng Thổ…ở
miền Trung.
[2] Người đọc có thể xem lại trong: Hoàng Văn Hành (1998), “Từ láy đôi trong tiếng Mường”,
Ngôn ngữ. - 1998. - số 1. - tr.:
27-38.
[3] Ví dụ,
trong cảnh tôi gặp anh – anh gặp bác – chú gặp cháu – bà gặp cháu – tôi gặp chú
thím... thì có câu chào thắm thiết rằng: “Cháo
eng, eng à! ở dừa! Lô mưa, lô ngáy lằm dừa! Trúa nhá ha cón lằng, noống cá váy?
Nhá nhoỏ, nhá náy cól mảch mẻe cả noống? Toông ná năm nay coò khầm khà?...
(Dịch: Chào anh ạ! Ôi thật là xa nhau đã quá lâu lắm rồi nhỉ? Thế sức khỏe nhà
dưới, nhà trên, nhà to, nhà nhỏ bên ấy đều mạnh khỏe cả chứ? đồng ruộng năm nay
có tốt vượt không?
Khách trả lời lại rằng: “Dạ
dạ cườn xiềng cháo ùn eng, lô mửa, lô ngáy poi xăm tà nhờ. Nhá tìl, nhá trêng,
nhá nhoó, nhá náy cón rêng lớng lớng. Tống ná chân quê í tang pổ hài...
(Dịch: Dạ! Vâng! Xin nhận lời chào anh em lâu ngày hỏi thăm đỡ nhớ. Thưa rằng:
nhà dưới, nhà trên, nhà nhỏ, nhà lớn, mọi người đều khỏe, vui. Đồng ruộng xóm
quê đang vào mùa động hái...).
[4] Có thể dẫn chứng bằng các câu chuyện
sau:
Truyện Ót È: Trong truyện Hai lần lang phải chịu thua Ót È, Ót È
thông minh, khéo léo, lừa lang một mẻ vừa bị đi xa, len lỏi ở trong rừng, vừa
bị bẩn, bị rách hết quần áo do gai góc cào vào chỉ vì lang tham muốn đi săn
được con chõng cùn (một loài thú rừng). Lần khác, Ót È lại làm lang một mẻ hết
hồn chạy nháo nhào kéo theo cái sanh gãy vì sợ hổ vồ mà lang vẫn phải trả cho
Ót È một con bò. Tương tự như vậy là một loạt các truyện khác như Mười hai ông
cai nà hổn hà hổn hển, Nứa sống bỗng thành nứa chết, Bắt trộm lợn to, đền cho
lợn bé…
Bên cạnh Ót È là một chàng Cuội vừa thông minh, dí dỏm mà lại vừa
sắc sảo. Cuội nghĩ ra được đủ trỏ để nhạo báng, lừa, lỡm các quan lang cùng các
ậu tay sai thân cận của nhà lang. Chẳng hạn như chuyện Chó Keo, với câu “ăng
ẳng văng kẹo tao ăn”, Cuội đã lỡm tên ậu phải mua Cuội con chó khi kêu ăng ẳng
văng ra kẹo, để Cuội thì có được một khoản tiền lờn, còn ậu thì cay đắng mua
được con chó cún. Trong truyện Gậy tổ tiên, Cuội lại lừa nhà lang để lấu được
một mẫu ruộng, nhà mới, trâu cày mà quan lang chỉ được một cây củi vô hồn, tuy
thế vẫn không làm gì được Cuội. Tương tự như vậy, bằng trí thông minh của mình,
Cuội còn lừa lang được nhiều vố khác, mỗi lần một cay cú hơn, từ việc bán cho
lang cả một đàn vịt (Chăn vịt trời) đến việc lấy được vợ nàng của lang (Cuội
lấy vợ nàng).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét